Văn là môn thi tự luận, do đó để bài thi đạt được kết quả cao, ngoài có kiến thức tốt thí sinh cũng cần quan tâm đến nhiều vấn đề khác trong quá trình làm bài.
- Nhiều trường CĐ lo vượt chỉ tiêu nhiều ngành trong năm 2020
- Tuyển sinh đại học năm 2020 những ngành Top trên vẫn chiếm ưu thế
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 thí sinh lưu ý bài thi tổ hợp và coi thi
Khi làm bài thi môn Văn thí sinh nên chú ý quan trọng đến vấn đề trình bày
Mẹo làm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Văn đạt điểm cao
Kinh nghiệm làm bài thi môn Văn dựa trên cơ sở đề thi và yêu cầu làm bài đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo được ban tuyển sinh Cao đẳng Y dược tổng hợp sau đây:
Khi bắt tay vào làm bài thi thí sinh cần chú ý đầu tiên đến chữ viết, chữ viết cần viết cẩn thận, rõ ràng. Trình bày cẩn thận, hạn chế tối đa tẩy xóa. Các ý phải được trình bày tách biệt rõ ràng theo quy định viết đoạn.
Bài viết phải có hệ thống ý – luận điểm và triển khai thành đoạn văn, bài có thể thiếu ý, nhưng tuyệt đối không được viết toàn bộ thân bài chỉ trong một đoạn dài. Sau đó, thí sinh hãy bình tĩnh đọc lại đề bài, phân bố thời gian hợp lí cho từng phần của bài thi và phác ra dàn ý sơ lược cho từng phần (nếu có thể).
Đối với phần đọc hiểu nên đọc kĩ từng câu hỏi trước khi đọc văn bản để việc đọc được tập trung hơn, hiệu quả sẽ cao hơn. Trả lời ngắn gọn, chính xác, không trả lời thừa thông tin mà đề bài yêu cầu.
Ở phần nghị luận xã hội có 2 dạng: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Xu hướng hiện nay thì đề bài thường có sự kết hợp cả hai dạng này. Dù đề bài là gì thì khi làm bài, các em đều cần huy động cả kiến thức và sự hiểu biết về cả hai lĩnh vực bởi vì bài nghị luận về tư tưởng đạo lí luôn liên quan đến hiện tượng đời sống thực tế đang diễn ra và ngược lại.
Trong quá trình ôn tập thí sinh nên bám sát đề thi minh họa năm nay
Phần nghị luận văn học
Chú ý yêu cầu của mỗi kiểu bài khác nhau. Dù kiểu bài nào thì điều quan trọng nhất vẫn là tập trung làm rõ vấn đề nêu ở đề bài nên các em cần bám sát đề bài để tìm ý, sắp xếp ý và triển khai. Điểm tương đồng là điểm xuất phát để người ra đề chọn hai văn bản để so sánh nên sẽ không khó để tìm ra. Điểm này có thể có sẵn ngay trên đề bài (nếu đề bài có định hướng sẵn). Nếu không có sẵn, học sinh có thể theo vài gợi ý như: Thời gian sáng tác?, hoàn cảnh sáng tác?, thế hệ nhà văn?, đề tài, Bấm Mí Mắt Ðẹp, chủ đề, cách thể hiện… Cũng trên cơ sở đó, để lí giải vì sao có sự tương đồng.
Điểm khác biệt: Phải trên cơ sở sự tương đồng để tìm điểm khác biệt thì mới logic, khoa học bởi vì đương nhiên là hai văn bản vốn bản thân đã là khác biệt. Có thể theo vài gợi ý như:
- Thời gian, không gian ( địa điểm) để thấy đặc trưng vùng miền khác nhau. Văn hóa khác nhau, con người khác nhau…
- Cách thức thể hiện: Khác nhau…
- Lí giải sự khác biệt rất quan trọng cho bài làm: lí giải trên cơ sở khoa học, căn cứ vào: Hoàn cảnh sáng tác, phong cách nhà văn, đề tài và cách xử lí đề tài…
Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng cho rằng, Văn học là môn có kiến thức rất rộng lớn. Để đạt được điểm số ấn tượng,thi sính nên nắm vững kiến thức và cách làm bài để. Đây là 2 yếu tố quan trọng giúp thí sinh đạt được kết quả tốt cho bài thi môn Văn.
Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info