Nghề Điều dưỡng viên nhiều đắng cay ai có thể thấu hiểu?

1170

Nghề Điều dưỡng viên có vị trí quan trọng trong ngành y tế và để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi, được mọi người tin tưởng không phải là dễ nhưng không phải là điều không thể.

cx

Những yếu tố cần có của người Điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên giỏi cần những yếu tố nào?

Người Điều dưỡng viên là cánh tay phải đắc lực của các bác sĩ trong việc hỗ trợ điều trị, chăm sóc những người bệnh, một nghề nghiệp được xã hội tôn vinh nhưng đằng sau nó là những khó khăn, sự hy sinh và cả những đánh đổi. Bạn muốn trở thành Điều dưỡng viên giỏi cần có những yếu tố:

  • Kỹ năng chuyên môn tốt và thành thạo kỹ năng thực hành, áp dụng chính xác những kiến thức đã được học vào trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, không ngừng học tập và rèn luyện thêm, cập nhật những phương pháp mới trong nghề để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mình.
  • Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu đối với ngành y tế, phải có trách nhiệm đối với công việc của mình, thông cảm vằ biết lắng nghe những tâm tư của người bệnh, giúp đỡ và động viên họ nhanh chóng vượt qua bệnh tật.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt cũng là yếu tố giúp người Điều dưỡng viên được bệnh nhân yêu quý và tin tưởng, thấu hiểu và chia sẻ, an ủi nỗi đau của người bệnh, tạo bầu không khí tích cực trong phòng bệnh sẽ khiến tâm lý của người bệnh thoải mái hơn và quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.

Nghề Điều dưỡng viên phải chịu đựng và hy sinh

Người Điều dưỡng trong công việc của mình phải đối mặt với nhiều kiểu người bệnh nhân cùng người nhà bệnh nhân có tính cách khác nhau, cuộc sống mỗi người một tính cách, có người thoải mái, có người lại khó tính, tỏ thái độ hoặc không phối hợp với công việc của họ…trong hoàn cảnh như vậy người Điều dưỡng cũng chỉ biết cam chịu và khuyên bảo bệnh nhân, họ không được phép tỏ thái độ hay cáu gắt người bệnh, bởi điều đó đi ngược lại với “y đức” và phẩm chất con người của họ.

xs

Nghề Điều dưỡng viên là phải hy sinh

Áp lực công việc của người Điều dưỡng cũng không thoải mái hơn được bao nhiêu so với những người bác sĩ chữa trị, ngoài chăm sóc, theo dõi tình trạng của từng người bệnh, Điều dưỡng viên còn phải đi phát thuốc, tiêm thuốc định kỳ hàng ngày, hỗ trợ với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Đối với những người bệnh mắc bệnh nặng hay bị tai nạn nghiêm trọng, quá trình điều trị và chăm sóc sẽ khó khăn hơn gấp bội, Điều dưỡng viên phải tự đoán ý và làm việc trong hoàn cảnh người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp.

Đa phần thời gian của những điều dưỡng đều dành cho công việc và người bệnh, lịch trình tất bật từ sáng đến tối khiến họ không có thời gian để chăm chút bản thân, ăn mặc thì “đơn điệu” một màu trắng của áo blouse, gia đình, bạn bè hay người yêu đối với họ đều sẽ là mối quan tâm sau người bệnh nên phần lớn những người làm ngành y hay Điều dưỡng viên đều “hẹn hò với cô đơn”, đánh đổi thời gian, sức khỏe và tuổi thanh xuân tươi đẹp của người con gái trong phòng bệnh nhưng nếu có đam mê thì việc gì cũng sẽ vượt qua.

điều-dưỡng-viên-đi-đức

Mấy ai thấu hiểu sự hy sinh của người Điều dưỡng viên

Những nguy cơ tiềm ẩn mắc phải, lây nhiễm những bệnh nguy hiểm, do hằng ngày họ phải tiếp xúc với vô vàn các loại bệnh, nhưng đặc thù công việc là vậy, người Điều dưỡng viên không có quyền chọn bệnh nhân cho mình mà phải tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Do đó người Điều dưỡng viên cần trang bị cho mình kiến thức phòng tránh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên và cả “tinh thần” đối mặt khi gặp những bệnh nguy hiểm của xã hội mà y học chưa tìm được phương pháp chữa trị.

“Vất vả và nhiều đắng cay” là lời tâm sự của chị Anh Thư – điều dưỡng viên đang công tác tại một bệnh viện trong thành phố, tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. “Hằng ngày phải đến bệnh viện từ sáng sớm, đi thay thuốc và tiêm cho bệnh nhân xong còn phải hỗ trợ bác sĩ truyền dịch, đưa bệnh nhân vào phòng mổ và có thể chôn chân trong phòng mổ liên tục 4 – 5h đồng hồ là chuyện thường tình, chưa kể có những ca phẫu thuật khó còn kéo dài thời gian hơn. Đến ca trực phải thức trắng mấy đêm liền, nhịn đói, nhịn ngủ thậm chí nhịn đi vệ sinh cùng đứng lâu nên có nhiều đồng nghiệp ra khỏi phòng phẫu thuật là run tay, mệt mỏi, khi thăm bệnh đôi khi còn bị mắng chửi vô cớ từ người bệnh…” chị Thư chia sẻ.

Cuộc sống mỗi người một công việc với lịch trình và mức độ khác nhau. Nghề Điều dưỡng viên tuy vất vả nhưng cũng có niềm vui vì được đóng góp sức mình vào hỗ trợ cứu người, mọi khó khăn, vất vả, tất cả đều sẽ vượt qua nếu chúng ta có đủ đam mê và tâm huyết với nghề, đặc biệt là nghề Điều dưỡng-một nghề cao quý và thiêng liêng.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info

 

Chia sẻ