Một số giải pháp cải thiện chất lượng dạy học “ì ạch”

1109

Ngành Giáo dục Việt Nam hàng năm vẫn có nhiều phương án, giải pháp nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chất lượng giảng dạy vẫn cứ “chạy tại chỗ”.

 1
Chất lượng dạy học vẫn còn “ì ạch”

Thực trạng chất lượng giảng dạy ở bậc phổ thông những năm gần đây

Ngân hàng thế giới nhận xét chất lượng giáo dục ở Việt Nam đạt 3,79 điểm, xếp hạng thứ 11/12 nước theo tổ chức Bloomberg khảo sát đánh giá.
Người thầy đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong chất lượng giáo dục, hằng năm có nhiều phong trào, hô hào đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên nhưng kết quả lại không mấy khả quan. Vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có biện pháp để “thay máu” đội ngũ giáo viên.

Thống kê của Bộ năm 2016, số lượng giáo viên đạt chuẩn và đạt trên chuẩn: Tiểu học đạt 99,9%,  THCS và THPT đạt 99,49%. Quản lý còn nghiêng về hành chính, gần như giáo viên nào cũng “hoàn thành nhiệm vụ” khi báo cáo.
Luật viên chức đã quy định: Nếu công chức viên chức trong vòng 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đưa ra khỏi biên chế. Nhưng thực tế từ khi có luật đến nay, chưa thấy giáo viên nào bị đưa ra khỏi biên chế vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi chỉ cần thống kê kết quả các kỳ thi, trừ trường chuyên thì gần như trường nào cũng có những số liệu để xếp loại giáo viên “không hoàn thành nhiệm vụ”. Thống kê qua từng năm số liệu càng xác đáng. Vấn đề ở đây là các môn không thi hay cấp tiểu học thì cơ sở đâu để xếp loại? Chưa kể có những lớp có chất lượng đầu vào quá thấp…chung quy là do chất lượng công tác quản lý chưa được quán triệt.

Mỗi năm Bộ GD – ĐT thường xuyên có chương trình bồi dưỡng , nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên nhưng các nhà trường chỉ kiểm tra và đánh giá cho chiếu lệ nên chẳng mấy người nghiêm túc học, nhưng kết quả xếp loại cuối năm gần như ai cũng xếp loại khá, giỏi.

Trong đó, những năm gần đây, giáo viên thường soạn giáo án, tài liệu được lấy từ mạng internet, chỉnh sử để đối phó dẫn đến các tiết dạy rơi vào tình trạng đơn điệu, hời hợt,  học sinh sinh ra cảm giác nhàm chán, trơ lì với việc học.

2

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Bộ GD – ĐT cần có phương pháp kiểm tra năng lực chuyên môn định kỳ cho giáo viên, cần diễn ra một cách nghiêm túc và kết quả phải công bằng và nghiêm minh, được thực hiện ở các cấp (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).

Cần hạn chế những loại hồ sơ không cần thiết để giáo viên có thời gian và tâm huyết đầu tư cho việc dạy học. Thực hiện ổn định đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên đủ và đồng bộ giúp từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cải thiện đời sống.

Cần xây dựng một tiêu chí chung  để đánh giá và xếp loại chính xác nhất năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, thực hiện kiểm tra định kỳ mỗi học kỳ hoặc mỗi năm để kết quả đạt được tối ưu nhất. Cần có biện pháp hợp lý nhằm quản lý năng lực từng giáo viên, đảm bảo hiệu quả công tác đứng lớp, ngoài ra nâng cao chỉ tiêu đánh giá tuyển đầu vào của giáo viên.

Hiền tài là nhân khí của quốc gia”, mà để đào tạo ra được những thế hệ học sinh chất lượng và đủ điều kiện là người chủ tương lai của đất nước phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ các giáo viên, về chất lượng dạy học. Cần có những biện pháp thiết thực và đột phá nhằm nâng cao chất lượng của giáo viên ngay từ bây giờ.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info

 

Chia sẻ