Đề thi học sinh giỏi Văn gây xôn xao dư luận ở Bắc Giang

1229

Thu hút nhiều chú ý của dư luận, phụ huynh và học sinh thời gian vừa qua là đề thi học sinh giỏi Văn bằng hình thức “đuổi hình bắt chữ” và yêu cầu thí sinh bình luận rất độc đáo.

23

Đề thi học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Giang

Dòng tranh cãi vẫn chưa dừng lại từ khi đề thi được truyền tải, mỗi người có mỗi suy nghĩ khác nhau về hình ảnh chiếc thuyền được nổi trên mặt nước và chiếc bóng đèn được buộc với chiếc thuyền và chìm dưới mặt nước.

Tổ trưởng tổ Ngữ văn  Trường THPT chuyên Bắc Giang – Cô Phạm Thị Thanh Bình, một trong những thành viên của tổ ra đề chia sẻ đây là dạng đề mở để học sinh tự lựa chọn nội dung để bàn luận. Mục đích muốn học sinh tăng cường khả năng quan sát, phân tích và gắn với đời sống thực tiễn. “Riêng cá nhân tôi rất thích đề bài này, đã là một đề bài văn nghị luận thì không nhất thiết phải có một đáp án cố định, phải để cho các em tự tư duy, lý giải, phân tích theo nhiều hướng khác nhau, thí sinh nào lập luận vững chắc, phân tích hợp lý, mạch lạc sẽ được điểm cao, đáp án cố định sẽ giới hạn các góc nhìn mới của các em”.

Dư luận xã hội được phân chia thành nhiều nhóm: những người đồng tình quan điểm ra đề dạng này vì xứng tầm với Kỳ thi học sinh giỏi Văn, một số người mơ hồ chưa xác định được ý nghĩa của bức tranh, có người thẳng thắn bày tỏ đề thi khó, “hack não” thí sinh…

Nhiều thầy cô ủng hộ với cách ra dạng đề như thế này, sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, phải “động não” suy nghĩ những vấn đề xã hội liên quan, những sự kiện gần gũi trong cuộc sống hay những vấn đề nóng nhận được nhiều quan tâm từ xã hội. Đề thi mở – nội dung mở tạo khả năng liên tưởng cho học sinh, thích hợp cho một đề thi tuyển chọn học sinh giỏi, khả năng cảm nhận và giúp chọn lọc, phát hiện những nhân tố mới cho ngành xã hội – nhân văn, cũng như bồi dưỡng, rèn luyện cho các em có thêm những kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp đến.

24

Học sinh lo lắng vì đề thi có nhiều “thách đố”

Nhiều em học sinh tỏ ra nghi vấn và chưa thể hiểu rõ được thông điệp đằng sau bức tranh, đề bài cũng chưa gợi mở được nhiều về mối quan hệ, ràng buộc nào mà các bạn có thể liên tưởng đến.
Một số giáo viên bày tỏ quan điểm đề thi có nhiều rắc rối, đề thi vô cùng “mở” và có nhiều sự khiêng cưỡng, hình ảnh chưa từng được đề cập trong sách giáo khoa, yêu cầu các em bình luận cá nhân về hình ảnh này là vô cùng mênh mông, có quá nhiều vấn đề có thể được rút ra mà đâu là cơ sở để đánh giá? Thí sinh khó có thể nắm bắt và trình bày cho đúng trọng tâm vấn đề.

Theo cô Thu Tuyết đang giảng dạy tại Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) chia sẻ: Cá nhân tôi thấy kiểu đề yêu cầu bàn luận về những vấn đề đặt ra từ một bức tranh/ ảnh là một hướng có thể đưa tới những suy cảm sâu xa mới mẻ, dù không nên lạm dụng vì văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Tuy nhiên, với bức hình trong đề thi trên, quả thật tôi chưa nhìn thấy vấn đề gì ngoài sự áp đặt khiên cưỡng khơi gợi một loạt suy diễn phi lý”.

Một cô giáo đang dạy Văn tại TPHCM bày tỏ quan điểm: cái mới mẻ nên cần được tôn trọng và phát huy, nhưng với cách ra đề như vậy sẽ gây khó cho học sinh, tôi là giáo viên dạy Văn nhưng cũng hơi suy nghĩ với hình ảnh này, nó quá trừu tượng, cần nên đưa câu từ vào học sinh sẽ dễ hiễu hơn là hình ảnh dạng đánh đố thí sinh”
Cô cũng cho biết thêm: đề thi có tính sáng tạo, gợi mở được nhiều ý kiến cá nhân của thí sinh, các em sẽ phát huy được nhiều quan điểm cá nhân độc đáo, phát triển tư duy. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái, nhiều khi để cho các em tự do sáng tạo sẽ mang đến nhiều đề tài mới mẻ gây tranh luận cho xã hội.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.info

 

Chia sẻ