Tự hào với những chiến sĩ xét nghiệm viên thầm lặng

398

Công việc của kỹ thuật xét nghiệm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh cho mọi người.

ky-thuat-vien-xet-nghiem

Tự hào với những chiến sĩ xét nghiệm viên thầm lặng

Công việc xét nghiệm viên như thế nào?

Là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong công tác khám chữa bệnh. Các thiết bị trong phòng xét nghiệm đã và đang được hiện đại hoá hơn. Để làm tốt vai trò của mình, tích cực trong việc sàng lọc, chẩn đoán bệnh theo hướng chính xác hơn. Bởi kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn bệnh lâm sàng, đưa ra hướng điều trị kịp thời về nguy cơ bệnh tật nhanh nhất.

Bên cạnh đó, nhu cầu xét nghiệm không chỉ riêng người có bệnh. Xu hướng hiện nay những người khoẻ mạnh giúp kiểm soát bệnh tật. Để nhanh chóng phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời nhất, tránh những nguy cơ bệnh diễn biến xấu xảy ra. Do đó, ngành xét nghiệm được ví như “tiêu chuẩn vàng” trong công tác chẩn đoán bệnh. Hỗ trợ tích cực và là lĩnh vực không thể thiếu trong công tác điều trị bệnh.

Công việc của các kỹ thuật viên xét nghiệm khá “âm thầm”, như đặc thù của ngành nghề mình. Hằng ngày nhận mẫu xét nghiệm từ bệnh nhân, giúp đỡ, hướng dẫn người bệnh lấy mẫu. Mẫu bệnh thường là máu, đờm, nước tiểu, đờm, phân…Qua công tác làm việc của máy móc phân tích, xác định các ký sinh trùng, vi sinh vật…có trong máu, dịch sinh vật, sau đó đưa ra kết quả phân tích cho bác sĩ chẩn bệnh.

Công việc xét nghiệm viên không bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi người làm phải chuyên nghiệp. Công tác pha hoá chất, thuốc thử, sử dụng các thiết bị, dụng cụ thực hành…Đôi khi có những hoá chất độc lại, dễ ăn mòn, nguy cơ nghề nghiệp tiềm ẩn rất cao.

xet-nghiem-mau

Xét nghiệm viên gắn liền với mẫu bệnh dịch

Tự hào những “chiến sĩ” thầm lặng

Để làm được công việc xét nghiệm viên, điều đòi hỏi đầu tiên là bạn cần có chuyên môn vững vàng. Sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM, với hành trang mang theo, bạn có thể làm tốt công việc của mình. Bởi kết quả xét nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Đòi hỏi người làm phải thật chuyên nghiệp, chính xác, làm việc đều đặn, đôi khi phải tăng ca, làm ngày lễ là đều bình thường. Bởi dù sai sót nhỏ nhất xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh của mọi người.

Nhiều người nhìn vào bề nổi bên ngoài nghề xét nghiệm ổn định. Nhưng rất ít ai biết người ngành nghề này chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh phẩm, bệnh dịch chứa vi khuẩn…Các yếu tố xung quanh môi trường làm việc có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Bên cạnh đó, các bệnh không có vacxin phòng bệnh như HIV, viêm gan C…rất nguy hiểm. Các xét nghiệm viên chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện quy tắc an toàn nghề nghiệp chuẩn mực. Trước nguy cơ phơi nhiễm bệnh cao, dù cho bất kỳ chuyên khoa nào của ngành y tế.

Các dạng phơi nhiễm thường là do kim tiêm đâm phải khi đang làm các thủ thuật lấy máu làm xét nghiệm. Hay tổn thương qua da, qua các ống đựng máu hay dịch không may bị vỡ, đâm vào tay. Có khả năng chất dịch, máu của bệnh nhân bắn vào mắt, mũi, hay vùng da bị tổn thương…Do đó, người xét nghiệm viên cần trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, tránh phơi nhiễm, hạn chế rủi ro nghề nghiệp xảy ra.

xetnghiemmaubenh

Nghề xét nghiệm cần sự tập trung cao

Theo chia sẻ của các xét nghiệm viên với Blog nghề y: Không như những bác sĩ, điều dưỡng viên hằng ngày tiếp xúc với bệnh nhân. Dường như thú vị hơn những xét nghiệm viên tiếp xúc với đa phần là các “chất thải” như nước tiểu, phân, đờm…Thường xuyên làm bạn với ống nhiệm, bệnh phẩm…Những kết quả của xét nghiệm viên, là “bằng chứng” được gửi đến bác sĩ chẩn bệnh chính xác nhất. Mặc dù khi làm việc đã đầy đủ các phương tiện bảo hộ. Nhưng ai có thể chắc chắn rằng rủi ro không thể xảy ra. Do đó, sự yêu nghề cũng là điều cần thiết đòi hỏi mỗi người xét nghiệm viên phải có. Để có thể hết mình, tập trung cao độ vì công việc.

Ngành xét nghiệm nắm giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu trong công tác khám chữa bệnh cho mọi người. Một kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ có thể thay đổi hướng điều trị của bác sĩ, theo hướng tích cực hơn. Đôi khi những phát hiện mới của khâu xét nghiệm qua kết quả bất thường của chức năng thận, gan…bác sĩ có thể thay đổi hướng điều trị mới.

Mỗi ngành nghề có đặc trưng khác nhau. Nếu không có những người làm việc âm thầm, hy sinh thầm lặng. Thường xuyên tiếp xúc với những bệnh phẩm dơ bẩn, dơ bẩn…thì sao có những kết quả hỗ trợ trong công tác chẩn đoán bệnh của bác sĩ.

Chia sẻ